Bí quyết chưng yến đúng cách từ chuyên gia
Tổ yến chưng đường phèn là món ăn phổ biến nhất được làm từ yến sào bởi nó không chỉ thơm ngon, tốt cho sức khỏe mà hầu như bất cứ ai trong gia đình cũng có thể dùng được.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Tổ yến
- Đường phèn
- Nước sôi để nguội
Sơ chế tổ yến như thế nào cho đúng?
Món yến chưng đường phèn sẽ không thể trọn vẹn nếu bạn bỏ qua hoặc thực hiện sai các bước sơ chế theo như dưới đây:
– Với tổ yến thô còn lông: Ngâm tổ yến trong nước sạch khoảng 1-2 giờ để tổ yến nở và tơi rồi dùng nhíp để gắp lông yến và tạp chất. Dùng tay nhẹ nhàng tách tổ yến thành từng sợi rồi cho vào rây và đặt vào thau nước sạch, dùng muỗng khuấy nhẹ rồi nhấc rây lên. Khi ấy, lông tơ và tạp chất sẽ theo nước ra ngoài. Thực hiện quá trình này nhiều lần để làm sạch yến.
– Với tổ yến tinh chế: Nếu bạn sử dụng yến sào đã tinh chế thì có thể bỏ qua công đoạn làm sạch mà chỉ cần ngâm yến vào nước sạch khoảng 30 phút để yến nở đều rồi vớt ra để chế biến.
Sử dụng yến tinh chế giúp tiết kiệm thời gian làm sạch tổ yến
Chưng yến đúng cách – những điều bạn cần lưu ý
Việc chưng tổ yến không khó nhưng chỉ khi bạn chưng yến đúng cách thì mới có thể giữ lại trọn vẹn hương vị và dinh dưỡng của yến sào. Cách đơn giản nhất để chưng yến là sử dụng bếp gas và làm theo hướng dẫn sau:
– Cho tổ yến đã làm sạch (hoặc yến tinh chế) vào thố thủy tinh có thể tích lớn vì yến sào sẽ nở khoảng 6-7 lần sau khi chưng.
– Đặt thố yến vào nồi và cho nước sạch vào ngập khoảng ¼ thố, đậy nắp nồi lại. Bật lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi thì giảm lửa lại sau đó chưng khoảng 20-30 phút, mở nắp kiểm tra nếu thấy yến đã đạt đến độ mềm cần thiết thì tắt lửa và cho đường phèn vào, có thể cho thêm vài lát gừng để khử mùi tanh nhẹ của yến.
– Múc ra chén và thưởng thức ngay hoặc cho vào tủ lạnh dùng trong 1-2 ngày.
Sai lầm khi chưng tổ yến
Dưới đây, Thượng Yến sẽ tiếp tục chỉ ra cho bạn những sai lầm nhiều người thường mắc phải khi chưng tổ yến, khiến món ăn vừa không còn ngon, vừa không giữ được dinh dưỡng cao nhất:
- Chưng yến quá lâu trên 30 phút: Điều này sẽ khiến yến sào bị nhão, mất đi vị ngon và chất dinh dưỡng.
- Chế biến yến bằng nhiệt độ trên 100 độ (nấu trực tiếp dưới lửa).
- Nấu yến sào chung với các nguyên liệu khác: Khi chưng tổ yến với những nguyên liệu khác như táo tàu, hạt sen,… hay nấu chè, cháo,… bạn phải nấu chín các vật liệu trên, sau đó cho vào chén yến sào đã được chưng chứ không nên nấu/chưng chung với các nguyên liệu khác.
- Chưng yến trong nồi chưng yến chuyên dụng KHÔNG HẸN GIỜ.
- Tổ yến không được bảo quản lạnh sau khi chưng mà không sử dụng ngay.
Sử dụng yến chưng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Bên cạnh việc chưng yến đúng cách, bạn cũng cần lưu ý thêm về cách sử dụng và liều lượng sử dụng để có được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là gợi ý ăn yến sào từ các chuyên gia:
Nên ăn yến một cách khoa học
Tuy là món ăn “đại bổ” nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy không phải cứ ăn quá nhiều yến sào là tốt. Nạp vào cơ thể quá nhiều tổ yến không những không mang đến tác dụng nhanh hơn mà còn gây lãng phí vì các các dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ hết sẽ bị đào thải hết ra ngoài.
Theo các tài liệu về y khoa, liều dùng hợp lý nhất cho người lớn là 200ml yến chưng sẵn mỗi ngày và dùng khoảng 3 lần/tuần.
Yến chưng tươi Thượng Yến – giải pháp sức khỏe cho cả gia đình
“Thời điểm vàng” để ăn yến sào
Một trong những sai lầm mà khá nhiều người mắc phải chính là sử dụng yến sào vào bất cứ lúc nào cảm thấy đói hay mệt mỏi. Theo các chuyên gia, điều này hoàn toàn không gây hại gì cho cơ thể nhưng lựa chọn thời điểm phù hợp để ăn yến sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa dưỡng chất. Và hai thời điểm vàng ấy chính là buổi sáng sớm hoặc 30 phút trước khi đi ngủ. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng yến sào khi no bởi khả năng hấp thụ của cơ thể lúc này là rất kém, gây lãng phí.
Lưu ý không nên sử dụng tổ yến sau khi ăn no vì khả năng hấp thụ lúc no bụng là rất kém.
Sử dụng yến sào cho người bệnh
Hiện nay có rất nhiều người xem yến sào như một phương thuốc thần kỳ có khả năng chữa bách bệnh. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Hãy nhớ rằng tổ yến chỉ đơn giản là một loại thực phẩm bổ dưỡng có nguồn gốc từ nhiên nhiên, có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị các loại bệnh chứ không phải là phương thuốc đặc trị. Do đó, nếu bị bệnh, bên cạnh việc bổ sung yến sào, bạn cũng cần thăm khám định kỳ và sử dụng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, những người đang bị các bệnh như ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm gan vàng da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu… và những bệnh viêm nhiễm cấp tính có sốt thì cũng không nên dùng yến sào vì khi ấy tì vị còn quá yếu, sẽ không hấp thu được quá nhiều dinh dưỡng và có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Nếu muốn dùng yến sào, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Thanh Tùng Trả lời
Người bị bệnh ung thư có dung yến sào được k ?
11/07/2020